当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Wolves vs Leicester City, 21h00 ngày 26/4: Tiếp đà thăng hoa 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Chị Hồng vốn là “tiểu thư cành vàng lá ngọc” của một gia đình đã nhiều đời làm thương lái gạo rất nổi tiếng ở miền lục tỉnh. Lớn lên, chị được gia đình cho lên TP. ăn học thành tài rồi về nhà quản lý việc làm ăn. Chị Hồng không để bố mẹ thất vọng khi tỏ ra là một người giỏi giang, có đầu óc tính toán.
Bố mẹ chị Hồng rất muốn gả chị vào một gia đình môn đăng hộ đối, nhưng chị lại là người có cá tính tự lập, hết lần này đến lần khác từ chối sự sắp đặt của bố mẹ. Mọi người ai cũng nghĩ chắc người đàn ông mà chị lựa chọn “không phải dạng vừa”. Nhưng ai ngờ đó lại là một anh chàng chẳng được cái nết gì.
Anh Lâm, chồng chị Hồng xuất thân từ một gia đình làm nông nghiệp, bố anh là người bê tha, rượu chè, không quan tâm tới vợ con. Anh Lâm học xong cao đẳng thì xin được vào công ty của chị Hồng với chân chạy việc vặt.
Duyên số run rủi, sau vài lần gặp mặt thì chị Hồng rất có ấn tượng với anh bởi cái vẻ hiền lành, thật thà, cam chịu. Sau khi biết hoàn cảnh gia đình, chị càng thương hơn. Ban đầu anh Lâm rất dè dặt khi nhận sự giúp đỡ cũng như tình cảm của chị Hồng. Anh không thể bỏ được suy nghĩ tự ti, kém cỏi khi tự so mình với chị Hồng.
Hơn nữa mối quan hệ của họ cũng bị gia đình chị cực lực phản đối. Trong khi chị Hồng tỏ ra rất quyết tâm đến với anh thì anh Lâm lại nhiều lần tính đến chuyện rút lui vì không chịu nổi dư luận và sức ép từ phía gia đình chị Hồng.
Những lúc chán nản, anh thậm chí còn sa vào rượu chè, bỏ bê công việc, tránh mặt chị… nhưng chị Hồng vẫn rất kiên trì. Qua những biểu hiện của anh Lâm, bố mẹ chị Hồng lại càng có cơ sở để khuyên con gái rằng không nên cưới anh, bởi anh là người không có chí khí, sau này sẽ không thể là chỗ dựa cho chị được. Nhưng ý chị đã quyết, cuối cùng mọi người cũng đành chiều theo.
Sau đám cưới linh đình, anh Lâm chuyển đến ở nhà vợ vì không có điều kiện mua nhà riêng. Ban đầu anh đối xử rất tốt với chị Hồng. Biết chị đi làm mệt mỏi, anh thường chủ động chăm sóc, quan tâm chị từng miếng ăn, giấc ngủ. Anh còn tự tay nấu các món ăn ngon cho chị.
Nhưng những cố gắng của anh chỉ loanh quanh trong cái bếp, còn việc kinh doanh anh chẳng hề có năng lực. Hết lần này đến lần khác, chị Hồng thử giao cho chồng quản lý một phần nhỏ của công việc với hi vọng cải thiện được hình ảnh của anh nhưng anh nhiều lần gây thiệt hại nên chị không dám nữa.
![]() |
Gã chồng tồi và vai diễn khéo |
Thất vọng vì bị gia đình vợ coi thường, o ép, anh Lâm từ một người chồng chu đáo bỗng thay tính đổi nết, thành một con người khác hẳn. Anh trở nên lầm lì, khép kín và hay cáu bẳn. Mọi sự không vừa ý anh đều trút lên chị Hồng, dù chị chẳng làm gì sai.
Biết chồng phải chịu nhiều thiệt thòi nên chi Hồng chỉ cắn răng trước những sự thất thường, trái tính trái nết của anh. Từ lâu bố mẹ chị không còn ăn cơm chung với vợ chồng chị vì không hợp con rể. Anh Lâm coi đó là sự sỉ nhục lớn nên bữa nào anh cũng hạnh họe vợ đủ điều.
Mỗi khi ra đường, nghe hàng xóm láng giềng xì xào chê mình bất tài vô dụng, anh Lâm lại phẫn uất trong lòng rồi về hành hạ vợ. Anh không đánh chửi nhưng bạo hành vợ về tinh thần. Có những ngày anh lạnh nhạt thờ ơ, vợ hỏi gì cũng không nói. Nhiều tuần, nhiều tháng anh không đoái hoài gì đến vợ, cứ nhìn thấy chị là anh kêu mệt mỏi.
Sốt ruột, chị Hồng giục chồng đi khám. Bác sĩ bảo anh bị “tâm bệnh” dẫn đến lãnh cảm, yếu sinh lý, không còn cảm hứng trong chuyện chăn gối. Chị Hồng nghe thấy thì thương chồng lắm, tự đổ mọi tội lỗi lên mình, nào là đã không quan tâm, chăm sóc anh đúng mức, không nhạy cảm với nỗi lòng của anh, không bảo vệ anh trước gia đình mình.
Lúc nào chị cũng thấy có lỗi với anh và cho rằng mình đã gây ra chuyện này. Cũng bởi vậy mà chị hết sức chạy chữa, thuốc men, mong anh mau khỏi bệnh. Cứ nghe ở đâu có thầy hay, thuốc tốt là chị tìm đến. Nhưng mọi nỗ lực của chị không cải thiện được tình trạng của chồng.
Từ sự yếu sinh lý, anh Lâm lúc thì cáu bẳn, khi thì rầu rĩ khiến mặc cảm trong chị lớn hơn. Chị hết sức bù đắp cho chồng bằng mọi cách như chu cấp tiền bạc để chồng tiêu xài, ăn chơi… như một cách để làm khuây khỏa chính mình.
Trong khi chị Hồng ôm ấp hi vọng rằng khi chữa khỏi bệnh anh chị sẽ có với nhau một đứa con và nó sẽ là cầu nối hàn gắn những rạn nứt trước đây, thì anh Lâm lại đắc chí với chiêu bài của mình.
Thật ra thì Lâm không bị yếu sinh lý, cũng chẳng có tâm bệnh gì. Anh đã khéo léo diễn một vở kịch bi thương khiến cho người vợ phải cảm thấy dằn vặt, tội lỗi. Còn anh, trong lúc vợ đang đau đầu tìm thầy, tìm thuốc chữa bệnh đàn ông cho chồng thì anh thoải mái đi cặp bồ với những cô gái trẻ đẹp. Số tiền anh đòi vợ với mục đích chữa bệnh thật ra là để cung phụng các cô bồ và lui đến những chỗ ăn chơi của đám nhà giàu.
(Theo ĐSPL)
" alt="Vở kịch công phu suốt 10 năm của gã chồng hai mặt"/>Căn nhà mới hoàn toàn trống trơn, vườn tược chỉ có vài cây dại. Đất đai khô cằn, chứa nhiều sỏi đá, rác thải vật liệu xây dựng. Vậy nên chị Hà đã vạch ra bản vẽ nhằm phân chia, cải tạo vườn thành các khu vực trồng cây, hoa cho phù hợp.
Tay không cải tạo mảnh vườn sỏi đá
Tự nhận mình không có nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chị Hà phải học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ mẹ ruột của mình. Mẹ chị vốn là người rất giỏi việc vườn tược và có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây cối.
![]() |
Chị Hà đã có vườn hồng như mơ ước. |
Thời gian đầu có mẹ sang thăm và hỗ trợ, công việc cải tạo vườn của chị Hà nhàn hơn rất nhiều.
Đối với chị, công cuộc cải tạo vườn không hề đơn giản, thậm chí rất vất vả. Nhưng với tình yêu thiên nhiên, có khó mấy chị cũng không ngại.
Dưới cái nắng của mùa hè New Zealand, chị Hà và mẹ đội nón lá, mặc đồ chống nắng, bịt kín mặt xới đất, tay không lọc bỏ từng viên sỏi. “Nhiều hôm ngồi xổm nhặt sỏi lưng đau đến ê ẩm, hai mẹ con vẫn cố gắng”, chị Hà kể.
Khi vườn đã vơi bớt sỏi đá, chị Hà mua bổ sung đất chuyên dụng. Sau khi đào các hố đất sẽ đi rải phân bón dưới từng gốc. Chị còn thuê nhiều chuyến xe chở mủn vỏ cây về. Các bao nằm la liệt trước sân nhà. Chị Hà tự xúc chất đầy xe đẩy, mang rải đều trên bề mặt đất trồng nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng, giữ ẩm cho cây.
![]() |
Những khóm hồng ngào ngạt hương thơm |
Riêng khu vực thảm cỏ, sỏi đá lợn cợn hầu như không thể loại bỏ, cỏ dại còn mọc nhiều. Ban đầu, chị nhổ cỏ dại bằng tay vì không muốn đất ngấm chất hóa học. Nhưng vì có nhiều loại “cứng đầu’’, bám sâu và lan rộng xuống lòng đất nên cuối cùng chị phải sử dụng đến thuốc diệt cỏ. Phải mất đến 3 năm, thảm cỏ mới mọc xanh mượt, ưng ý.
Chị Hà bộc bạch: “Để có khu vườn rực rỡ như ngày hôm nay, mẹ mình chính là người đầu tiên xây dựng nền móng vững chãi. Ngay cả khi đã về Việt Nam, bà vẫn thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn mình cách chăm vườn”.
Qua đó, chị Hà lại có thêm nhiều kinh nghiệm chăm hoa. Vào mùa lạnh, hoa hồng ngủ đông nhưng vẫn phải tỉa cành, bón phân, phun thuốc nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây khi sang xuân. Các cây hồng thân to, bao phủ rộng, gai mọc tua tủa khiến chị nhiều lần bị cào rách mũ, quần áo, găng tay khi cắt tỉa. Khi xuân về, hồng chớm nở nụ non, nhìn rất bắt mắt.
![]() |
Chị Hà coi đây là tài sản tinh thần vô giá |
Chị tự chế hỗn hợp nước, dung dịch nước rửa bát và dầu neem, xịt 2 tuần/lần để tránh sâu bọ, giúp bông nở không bị dị dạng. Hoa hồng nở liên tục từ mùa xuân cho đến mùa thu. Sau mỗi đợt hoa sẽ cắt bỏ bớt cành tàn để cây phát triển trông đồng đều hơn.
Mùa hè ở New Zealand dù nhiệt độ nền không quá cao nhưng nắng gắt, ít mưa. Chị Hà tưới nước đều đặn vào mỗi buổi chiều hoặc sáng sớm. Sau này, chị lắp đặt thêm hệ thống máy phun nước để việc chăm vườn đỡ cực hơn.
Nhờ nỗ lực của bản thân, được ông xã giúp, đam mê của chị đã thành hiện thực. Sau hơn 4 năm, cành hồng đã vươn cao, phủ kín hoa khiến chị rất hài lòng.
Vườn hồng cổ tích ai đi qua cũng muốn dừng chân ngắm nhìn
Hiện tại, vườn hồng nhà chị Hà đang “thời con gái”, đâm bông rực rỡ. Không chỉ trồng hoa hồng, chị còn trồng xen kẽ, đa dạng các loài như mẫu đơn, anh đào, cúc, cẩm tú cầu, thủy tiên, thược dược…và nhiều giống hoa, cây xanh đặc trưng xứ người.
![]() |
Hoa hồng đang độ nở rộ, ai đi qua cũng phải đứng lại ngắm nhìn. |
Tuy công việc bận rộn, còn chăm con nhỏ nhưng chị và ông xã vẫn cố gắng chăm sóc vườn mỗi tuần một lần. Đến khi hồng vào vụ hay bước vào thời gian quan trọng, anh chị sẽ dành nhiều thời gian hơn.
"Mát tay" trong việc trồng trọt, vườn hồng của chị Hà suốt 4 mùa đều rực rỡ, ong bướm bay lượn khắp nơi, hương thơm tỏa ngào ngạt. Bất cứ ai đi qua đều dừng chân ngắm nhìn, khen ngợi.
![]() |
Vườn hồng đẹp như khu vườn cổ tích |
Vườn hồng được xem như thú vui, hạnh phúc, niềm tự hào của chị Hà. Mỗi ngày chị đều dành ít nhất 1 tiếng ra vườn thưởng hoa, nghe tiếng chim ca.
“Mình cảm thấy như đang được sống trong những giấc mơ. Vườn hồng chính là tài sản tinh thần vô giá của mình. Nơi đây chứa đựng nhiều tình cảm, kỷ niệm đẹp. Đây là nơi mình xây dựng tổ ấm, là nơi con gái mình khôn lớn từng ngày. Đây cũng chính là nơi có bóng dáng mẹ lom khom làm vườn”, chị Hà chia sẻ.
Thanh Anh
(Ảnh: NVCC)
Sau khi chọn cuộc sống ở làng quê, người đàn ông cùng các thành viên trong gia đình biến nhà đổ nát thành không gian sống xanh với vườn rau trên cao.
" alt="Vườn hồng đẹp như cổ tích của mẹ Việt ở New Zealand"/>Dưới đây là 5 nhóm ngành không lo bị đánh mất vị thế trong thời đại 4.0, nếu người theo đuổi nó biết thêm các kỹ năng về lập trình, theo The Daily Star.
Kế toán
Kế toán đối phó với rất nhiều con số. Mặc dù có nhiều phần mềm và công cụ được sử dụng để hỗ trợ, một kế toán với kiến thức lập trình sẽ có giá trị cao, vì họ dễ dàng đưa ra giải pháp về một vấn đề cụ thể cho công ty mà họ đang làm việc.
Sử dụng một ngôn ngữ như Python để phân tích các dữ liệu giúp cung cấp cho kế toán cái nhìn sâu sắc và sự hiểu biết về những con số. Các công cụ như Excel có thể thực hiện nhiều tác vụ kế toán, nhưng nếu bạn nắm vững các ngôn ngữ lập trình và sử dụng chúng để tạo ra các công cụ trực quan, đặc thù cho công việc cụ thể, nó sẽ giúp phát hiện các vấn đề sâu hơn đằng sau các dữ liệu bạn phải xử lý.
Tại phiên xử, ông Đăng đứng khúm núm trước những lời buộc tội của vợ. Có lúc bà Lành không kiềm chế được đã hét lên ầm ĩ và tuyên bố “hôm nay tôi phải vạch bản mặt xấu xa của ông ra để mọi người thấy”. Chủ tọa phải nhắc nhở bà giữ bình tĩnh. “Bây giờ mời ông Đăng trình bày, bà Lành nói như vậy, ông có đồng ý?” - nghe chủ tọa mời, ông vẫn rụt rè: “Bà ấy nói bao giờ cũng đúng hết, tôi thì sao cũng được. Tôi còn thương vợ lắm, mà vợ bắt tôi ly hôn thì tôi phải chịu thôi”.
Tòa nhắc: “Việc ly hôn phải đến từ sự tự nguyện và thống nhất của hai người, ông có quyền bình đẳng với vợ chứ sao lại nói vợ phán sao thì ông phải nghe vậy?”. Ông tỏ ra thật thà: “Thì từ trước đến giờ là vậy mà, bà ấy phán thế nào tôi cũng nghe, vậy mà còn đến nước này…”. Câu trả lời của ông khiến người tham dự và hội đồng xét xử không nhịn được cười.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Rồi phiên tòa cũng đưa ra phán quyết ly hôn. Bà đằng đằng sát khí bước ra sân tìm xe ôm, ông lúc cúc dẫn chiếc xe máy cà tàng ra. Trụ sở TAND Q.12 nằm ở vị trí khá biệt lập với khu dân cư. Bà Lành vốn không biết đi xe máy, thường ngày đi đâu cũng nhờ ông chở. Đứng chờ hoài không thấy xe ôm, bà vẫy ông lại, mắng vài câu rồi… leo lên xe, bắt ông chở về.
Cạn tàu ráo máng
Rắc rối lớn nhất sau ly hôn vẫn là chuyện chia tài sản. Khi hết tình, người ta giành giật nhau những món tài sản lớn là bình thường, song cũng có cặp vợ chồng cái gì cũng bắt chia đôi… cho bõ ghét! Có lẽ, thời còn mặn nồng, ít ai nghĩ rằng đến lúc chia tay, người từng “đầu ấp tay gối” của mình lại đòi chia cả những món nhỏ nhặt như chiếc máy ảnh, xe đạp, bếp gas.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Trong một vụ ly hôn ở huyện miền núi Vân Canh, tỉnh Bình Định, hai vợ chồng cái gì cũng đòi chia đôi, từ cái tủ áo đến chục chén, cả mấy đôi đũa ăn cơm. Khi tòa xuống tổ chức kê biên tài sản để thi hành án (hồi đó tòa kiêm luôn chức năng thi hành án) thì phát hiện trong bếp còn một bó củi và túi bột giặt. Cái này đương sự không kê khai trong phần tài sản chung nên tòa hỏi giải quyết ra sao. Người vợ đề nghị “chia đôi” luôn. Vậy là, nhân viên tòa án đành vác bó củi trên gác bếp chia ra làm hai, sẻ đôi túi bột giặt, giao mỗi người một nửa.
“Ngủ chia tay”
Cũng là câu chuyện xảy ra ở Bình Định. Vì mâu thuẫn, có đôi vợ chồng quyết định ly hôn. Thẩm phán khuyên giải cách nào họ cũng không chịu hàn gắn vì “không hợp tính tình và không thể chung sống dưới một mái nhà được nữa”. Cả hai cũng khai rằng từ hai năm nay họ không còn quan hệ tình dục. Những tưởng việc ra tòa chỉ còn là thủ tục, vậy mà, ngay tại phiên tòa xử công khai, lại phát sinh một tình tiết hết sức bất ngờ. Khi một thành viên trong hội đồng xét xử hỏi: “Chị và chồng quan hệ tình dục lần cuối là khi nào?”. Người vợ trả lời không cần suy nghĩ: “Dạ mới đêm hồi hôm”.
Câu trả lời khiến chủ tọa phiên tòa muốn bật ngửa:“Sao trước đây anh chị đều khai là không “qua lại” gì với nhau từ hai năm nay cơ mà?”. Chị vợ thật thà trả lời: “Dạ, cái đó hổng có sai. Nhưng mới hồi đêm hôm qua, ảnh nói với tui dù gì mai hai vợ chồng mình cũng đã chính thức ly hôn rồi, hay là đêm nay chúng ta chia tay lần cuối. Nghe vậy cũng phải, nên tui đồng ý…”.
Tan vỡ vẫn có thể là "cái kết đẹp"?
Để bước vào phiên xử ly hôn, hầu hết người trong cuộc đều đã trải qua thời gian dài mâu thuẫn, căng thẳng, kể cả căm ghét nhau. Ly hôn là “thao tác cuối” để kết thúc một mối quan hệ bế tắc, nên ít người có ý thức giữ gìn hình ảnh bản thân cũng như hình ảnh của người từng chung vai đấu cật với mình một thời gian dài. Thậm chí, nhiều người còn có tâm lý “ăn không được thì phá cho hôi”, khiến sau ly hôn, cả hai không thể nhìn mặt nhau.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Chuyện thị uy, mắng chồng cho đã nư ngay tại phiên tòa như bà Lành là không hiếm. Thông thường, nếu đã xác định ra tòa để ly hôn, đàn ông khá kiệm lời, chỉ mong thủ tục chóng hoàn tất cho xong việc; trong khi nhiều người vợ tìm cách hạ bệ chồng, càng làm chồng “nhục mặt” càng hả hê. Nhưng có lẽ, khi bình tâm, họ sẽ thấy việc đó chẳng giải quyết được vấn đề gì, thậm chí sẽ gặp khó khăn trong việc phối hợp nuôi dạy con cái vì cả hai đều gượng gạo khi nhìn mặt nhau.
Nhiều khi, việc cố tình chia từng vật dụng nhỏ nhất khi ly hôn khiến người trong cuộc đánh mất hình ảnh một cách đáng tiếc. Như câu chuyện đòi chia đôi… cái kéo từng xảy ra ở TP. Quy Nhơn, khiến ai chứng kiến cũng lắc đầu ngao ngán. Họ cùng là thợ may. Thời còn yêu nhau, chàng tặng nàng cái kéo cắt vải do mình đặt rèn. Cơm không lành, canh không ngọt, khi ra tòa, chàng nằng nặc đòi lại cây kéo khi xưa.
Tuy nhiên, bởi vật này là của chàng tặng cho nàng trước khi kết hôn nên nó nghiễm nhiên trở thành tài sản riêng của nàng, không phải là tài sản chung mà có thể chia đôi được. Tòa giải thích cách mấy, chàng kia vẫn không chịu thông, một hai đòi lại cái kéo.
Vị thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ ly hôn đó, nay là phó chánh án TAND tỉnh Bình Định, trầm ngâm kể lại: “Tôi nhớ trị giá cái kéo thợ may thời ấy chỉ có 25.000đ, trong khi án phí phải nộp lên cấp phúc thẩm là 50.000đ, vậy mà người chồng thợ may ấy vẫn nhất định kháng cáo đòi lại cho bằng được”.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt) chia sẻ: "Sự tan vỡ có thể là một cái kết đẹp không? Sẽ là có nếu người trong cuộc ý thức vun đắp điều đó. Hậu ly hôn, vẫn có thể tồn tại một tình bạn đẹp giữa hai “kẻ” khó ưa và “thề” không nhìn mặt nhau. Ngoài ra, cả hai cần hy sinh lợi ích, kiềm chế cảm xúc của bản thân để tránh xúc phạm nhau, ưu tiên cho sự phát triển của con cái. Niềm vui và hạnh phúc có đầy đủ sự yêu thương của cha lẫn mẹ là nhu cầu của mọi đứa trẻ. Hãy vì tương lai của con mà bỏ đi cái tôi ích kỷ, thắp lên tình bạn với đầy đủ màu sắc: sự sẻ chia, tha thứ, bao dung”.
(Theo Thu Nguyễn - Trần Triều / Phunuonline)" alt="Bi hài chuyện ly hôn"/>Đến năm 2010, tôi bắt đầu nghĩ đến là phát triển thị trường trà Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, tôi viết sách về trà. “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” là một trong những dự án mà tôi ấp ủ từ lâu về một văn hóa trà Việt, cho người Việt và của người Việt, mà đến năm 2019 mới có cơ hội dồn toàn lực thực hiện.
Nghe có vẻ không mấy mới mẻ bởi vì tại Việt Nam, trà đã rất phổ biến. Vậy điều gì là sự khác biệt, thưa ông?
Tôi đã dành nhiều chuyến đi đến những địa phương trồng trà dọc khắp đất nước mình, có cơ hội tìm hiểu và giao lưu với nhiều danh trà, người làm trà, trồng trà và kinh doanh trà… bất giác tôi nhận ra một sự thật rằng, dường như chúng ta đang vô tình bỏ quên cả một nền văn hóa đặc sắc của chính dân tộc mình - văn hóa trà.
Có nhiều sự nhầm lẫn khi cho rằng trà ngon và văn hóa trà xuất phát từ Trung Quốc. Tôi không chối từ quan điểm rằng chúng ta chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, nhưng trà ngon hay văn hóa trà thì người Việt vốn đã có từ nghìn năm cha ông. Tôi tin mình có niềm say mê, sự tự hào đủ để tiếp nối sứ mệnh xâu chuỗi và hệ thống lại nền văn hóa trà thuần Việt của chúng ta.
![]() |
Người yêu trà mến sách tại buổi giao lưu, chia sẻ với tác giả. |
Đó cũng là lý do mà cuốn sách ra đời sau hàng năm ròng tôi cùng các cộng sự tìm tòi, học hỏi và tích lũy.
Nói về tên tập sách, với nội dung lớn, xâu chuỗi, hệ thống lại văn hóa trà Việt Nam, vậy tại sao lại là “Thưởng trà thật đẹp, thật vui”?
Nghe tới thưởng trà, chúng ta nghĩ ngay đến việc uống trà, thưởng thức trà. Vậy, thế nào là thưởng thức trà? Trước đây, người ta đặt ra 4 quy chuẩn để tạo nên văn hóa thưởng trà, đó là: “nhất Nước, nhì Trà, tam Pha, tứ Ấm”.
Nói như vậy để thấy rõ, muốn có tách trà ngon cần phải chọn nguồn nước sạch dùng để pha trà, sau cần hiểu rõ về giống trà tức nguồn nguyên liệu để có cách pha phù hợp, kế đến là phương pháp pha sao cho giữ trọn và toát lên được hương vị của trà, cuối cùng là ấm tức dụng cụ pha trà.
Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận ra 4 quy chuẩn trên là điều kiện cần để có chén trà ngon, nhưng nếu nói về văn hóa thưởng trà thì hầu như chưa đủ. Không chỉ trong thời đại hiện nay, từ đời xưa, qua sử sách biên chép, rõ ràng còn có hai yếu tố “ngũ Trạch và lục Nhạc”, tức không gian và âm thanh. Hội đủ 6 yếu tố này, “Thưởng trà” mới thật sự trọn vẹn “thật đẹp, thật vui”.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn giao lưu với khách mời. |
Như vậy, một buổi thưởng trà cần hội đủ 6 yếu tố trên mới thật sự tạo nên chén trà ngon?
Xin một lần nữa khẳng định, thông tin tôi viết ở tập sách là sự kế thừa những gì cha ông đã để lại trong văn hóa trà Việt. Tôi chỉ là người hậu bối tìm hiểu và xâu chuỗi, hệ thống lại, chứ không hề sáng tạo thêm bớt. Đây cũng là lý do tôi nhấn mạnh, văn hóa trà Việt vô cùng đặc sắc và ấn tượng, sánh ngang cùng các thủ phủ về trà, không thua kém. Chỉ là, chúng ta đã vô tình lãng quên mà thôi.
Theo đó, 6 yếu tố trên là điều kiện cần và đủ để có một cuộc thưởng trà trọn vẹn, vì sao như vậy thì tôi cũng có dẫn chứng lịch sử qua từng giai thoại, thể hiện rõ trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui”.
Tuy nhiên, nếu không đủ các yếu tố trên thì sao? Thưởng trà là một nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì mỗi người có một cách cảm thụ khác nhau, không sao cả. Những quy chuẩn mà tôi đề cập nhằm giúp người đọc có cách nhìn đúng đắn hơn về văn hóa trà Việt, biết được chính xác những cách thức tạo nên một chén trà ngon, từ nguyên liệu đến không gian. Tạm gọi là tạo nên một “tư liệu tham khảo đáng tin cậy” để bắt đầu tìm hiểu về văn hóa trà Việt.
![]() |
Tác giả ký và tặng sách cho độc giả trong buổi ra mắt. |
Nghe ông nhắc nhiều về yếu tố Việt Nam. Đó cũng là chất liệu chính của tác phẩm lần này?
Đúng vậy. Tôi yêu đất nước mình và hơn hết là lịch sử - văn hóa của người Việt, cụ thể là văn hóa trà Việt. Chúng ta có quyền và tất nhiên cũng nên tiếp thu nền văn hóa nhiều nơi, nhưng không có nghĩa sẽ lãng quên văn hóa nước mình. Ngay trong tên tập sách lần này, với toàn bộ chữ thuần Việt, do dịch giả Trịnh Lữ tặng tôi, cũng đã nói lên điều đó.
Trong cuốn sách tôi đặc biệt muốn truyền tải thông điệp này. Chúng ta có nền văn hóa trà thuần Việt và tại Việt Nam có rất nhiều giống trà ngon, quý hiếm vào hàng bậc nhất thế giới như: trà Lam của người Dao, trà Cổ Thụ và dòng trà Shan Tuyết của Hà Giang, trà Sen cung đình Huế, trà Sen cổ truyền Hà Nội, trà Kim Đan ở vùng rừng Tây Côn Lĩnh…
Không có lý do gì để người Việt phải đi tìm tòi một nguồn trà nhập khẩu nào khác, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự chủ nguồn trà chất lượng. Vấn đề ở đây, tôi nhận thấy, do thị trường trà phổ biến nhưng hỗn loạn, ít ai chịu tìm hiểu để có nhận định đúng về trà Việt. Mặt khác, nguồn đáng tin cậy để tham khảo cũng hiếm.
Tôi mong qua tập sách, với tất cả nguồn tư liệu về trà, nước, ấm, chén hoàn toàn thuần Việt, mọi người sẽ có cái nhìn trân trọng hơn, củng cố niềm tự hào với nền văn hóa trà Việt, của người Việt, không hề bị lai tạp.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn sinh năm 1968 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Tài Chính Hà Nội. Hiện ông miệt mài nghiên cứu trà và văn hóa trà, cung cấp cho người yêu trà một nguồn tư liệu lớn về trà Việt Nam và các nước trên thế giới qua các đầu sách đã xuất bản: Trà Thương Ty - 54 Giai thoại trà Phác Thảo Danh Trà Việt Nam |
Xin tạ ơn những lão chè... “Xin tạ ơn những lão chè và những rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn trường tồn để minh chứng Việt Nam là một trong những cái nôi chè của thế giới. Cùng với đó là phong tục uống trà, không chỉ là giải khát đơn thuần mà đã trở thành nghệ thuật ẩm thủy gắn liền với đời sống để chúng ta có quyền tự hào về văn hóa trà Việt Nam. Xin dành tặng cuốn sách này cho gia đình và những người thân yêu của tôi vì những hi sinh thầm lặng của họ đã dành cho đam mê của tôi”. Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn |
Nguyên Minh
Trà gừng chống viêm, giảm đau họng, cảm lạnh nhưng nếu uống nhiều có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.
" alt="Điều thú vị về trà Việt không phải ai cũng biết"/>